Lịch sử và sử dụng Wakizashi

Wakizashi được dùng vào khoảng thế kỉ 15[9] hoặc 16[10]. Wakizashi được dùng như một thanh kiếm để đỡ hoặc hỗ trợ;[1] nó cũng được sử dụng trong cận chiến, để chặt đầu địch thủ bại trận[11] và đôi khi để thực hiện seppuku.[12] Wakizashi là một trong số nhiều loại kiếm ngắn được samurai sử dụng, bao gồm yoroi tōshi, chisa-katana và tantō. Ban đầu, khái niệm wakizashi không được sử dụng để xác định loại kiếm có một chiều dài phần lưỡi cụ thể nào cả[13] và chỉ là một từ rút gọn của "wakizashi no katana" (kiếm đâm vào hông); khái niệm này được sử dụng cho kiếm với mọi kích cỡ.[14] Mãi cho đến năm 1638 trong thời Edo, khi những người cai trị Nhật Bản cố gắng chỉnh đốn lại các loại kiếm và những nhóm xã hội nào được phép mang chúng, thì độ dài của katana và wakizashi mới được chính thức xác lập.[15]

Trong quyển "Kiếm Nhật", Kanzan Satō viết rằng có vẻ như không có yêu cầu đặc biệt nào cho wakizashi và cho rằng wakizashi có thể đã phổ biến hơn tantō vì chúng thích hợp để chiến đấu trong nhà hơn. Ông cũng đề cập đến phong tục để katana lại ở ngoài cửa khi đi vào lâu đài hoặc cung điện trong khi vẫn được mang wakizashi vào trong.[16] Trong khi chỉ có tầng lớp samurai mới được phép mang katana, wakizashi với chiều dài hợp pháp (ko-wakizashi) có thể được mang bởi tầng lớp chonin bao gồm cả các thương nhân. Đây là một điều khá phổ biến khi đi lại để phòng trộm cướp. Wakizashi thường được đeo bên hông trái. được giữ bởi khăn buộc hông (uwa-obi hay himo).[17]

  • Một thanh wakizashi cổ cùng koshirae và các phần liên quan, bị tách rời. Hamon (đường nhiệt) có thể được nhìn thấy rõ ràng.
  • Wakisashi được làm bởi Sanpin Masatoshi, đầu thập niên 1600. Trưng bày tại Bảo tàng Anh.
  • Wakizashi thời Edo

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wakizashi http://books.google.com/books?id=IQ3FAZG94ZsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=PtBci2GslUkC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Z9lmmkvQOpoC&pg=P... http://books.google.com/books?id=ZFf9e0DmHZUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=ZzIXkFec0e8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=f-RsCs5dJRwC&pg=P... http://books.google.com/books?id=i0ni1NmbYe0C&pg=P... http://books.google.com/books?id=m-XpP_pdANcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=q5KBjpGSRgkC&pg=P... http://books.google.com/books?id=tgOY9Cnxh3UC&pg=P...